Lịch sử Biên_thành_Germanicus

Biên thành La Mã trở lên nổi tiếng hơn nhiều thông qua các cuộc khai quật có hệ thống được tài trợ bởi Đức và thông qua các nghiên cứu khác liên quan đến chúng. Năm 2005, tàn dư của biên thành Thượng Germania và Rhaetia đã được UNESCO thêm vào danh sách Di sản thế giới như là một phần của Biên thành La Mã tại Vương quốc Anh và Đức. Phần Biên thành Hạ Germania cũng đã được thêm vào danh sách dự kiến từ năm 2011.[1] Saalburg là một công sự La Mã được xây dựng lại và là nhà bảo tàng của biên thành Germanicus gần Frankfurt.

Hoàng đế đầu tiên bắt đầu xây dựng các công sự dọc biên giới là Augustus, ngay sau khi La Mã thất bại thảm hại trong Trận rừng Teutoburg vào năm 9 sau Công nguyên. Ban đầu có rất nhiều bức tường thành riêng rẽ, sau đó được kết nối với nhau tạo thành Biên thành Thượng Germania dọc theo sông Rhein và Biên thành Rhaetia dọc theo sông Danube. Sau đó, hai biên thành này được liên kết để tạo thành một đường biên giới xuyên suốt.

Sau cái chết của Augustus (năm 14 sau Công nguyên) cho đến sau năm 70 sau Công nguyên, Rome đã chấp nhận biên giới Gec-manh trên mặt nước là sông Rhein và thượng Danube. Ngoài những con sông này, chỉ có đồng bằng phì nhiêu của Frankfurt, trước mặt biên giới La Mã pháo đài Moguntiacum (Mainz), sườn cực nam của Rừng Đen và một vài đầu cây cầu nằm rải rác. Phần phía bắc của biên giới này là nơi sông sâu và rộng, vẫn là ranh giới La Mã cho đến khi đế chế sụp đổ. Phần phía nam có sự khác biệt. Thượng sông Rhein và Danube rất dễ dàng vượt qua. Ranh giới mà chúng tạo thành dài một cách bất tiện, cộng thêm với việc một khu vực trọng yếu ở giữa lãnh thổ ngoài đế quốc với BadenWürttemberg hiện đại. Dân số Gec-manh ở vùng này dường như rất ít và người La Mã ở vùng đất bị chinh phục là Alsace-Lorraine ngày nay đã di chuyển qua con sông về phía đông.